Thứ bảy, 26 Tháng 4, 2025 - 02:58
Trang tin mới

21/03/2025
Khuyến cáo người tiêu dùng nên thực hiện 10 nguyên tắc dưới đây:
1. Chọn thực phẩm an toàn. Chọn thực phẩm tươi. Rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch.
Quả nên gọt vỏ trước khi ăn. Thực phẩm đông lạnh để tan đá, rồi làm đông đá lại là kém an toàn.
2. Nấu chín kỹ thức ăn. Nấu chín kỹ hoàn toàn thức ăn là bảo đảm nhiệt độ trung tâm thực phẩm phải đạt tới trên 70°C.
3. Ăn ngay sau khi nấu. Hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong vì thức ăn càng để lâu thì càng nguy hiểm.
4. Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chín. Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ, cần phải giữ liên tục nóng trên 60°C hoặc lạnh dưới 10°C. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại.
5. Nấu lại thức ăn thật kỹ. Các thức ăn chín dùng lại sau 5 tiếng và nhất thiết phải được đun kỹ lại.
6. Tránh ô nhiễm chéo giữa thức ăn chín và sống với bề mặt bẩn. Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn như dùng chung dao, thớt để chế biến thực phẩm sống và chín.
7. Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và sau mỗi lần gián đoạn để làm việc khác. Nếu bạn bị nhiễm trùng ở bàn tay, hãy băng kỹ và kín vết thương nhiễm trùng đó trước khi chế biến thức ăn.
8. Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn. Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đĩa cần phải được luộc nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại.
9. Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác. Che đậy giữ thực phẩm trong hộp kín, chạn, tủ kính, lồng bàn... Đó là cách bảo vệ tốt nhất. Khăn đã dùng che đậy thức ăn chín phải được giặt sạch lại.
10. Sử dụng nguồn nước sạch an toàn. Nước sạch là nước không màu, mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh.
Hãy đun sôi trước khi làm đá uống. Đặc biệt cẩm thận với nguồn nước dùng nấu thức ăn cho trẻ nhỏ.

20/03/2025
Bộ Y tế khuyến cáo cần chủ động đưa trẻ từ 9 tháng-2 tuổi chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vaccine phòng bệnh sởi đi tiêm đầy đủ, đúng lịch.
Bộ Y tế khuyến cáo cần chủ động đưa trẻ từ 9 tháng-2 tuổi chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vaccine phòng bệnh sởi đi tiêm đầy đủ, đúng lịch.
Các nhóm tuổi khác (6-9 tháng, 1-10 tuổi) tham gia chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống bệnh sởi theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Không cho trẻ đến gần, tiếp xúc với các trẻ nghi mắc bệnh sởi. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ. Đeo khẩu trang nơi đông người. Đó là những cách phòng chống bệnh sởi theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
Để phòng chống bệnh sởi cho trẻ, cần lưu ý: Giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng, mắt, răng miệng cho trẻ hàng ngày. Đảm bảo dinh dưỡng, giữ ấm cơ thể cho trẻ.
Nhà trẻ, mẫu giáo, trường học nơi tập trung đông trẻ em cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng và đủ ánh sáng. Thường xuyên khử trùng đồ chơi, dụng cụ học tập và phòng học bằng các chất sát khuẩn thông thường.
Nhà trẻ, mẫu giáo, trường học nơi tập trung đông trẻ em cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng và đủ ánh sáng. Thường xuyên khử trùng đồ chơi, dụng cụ học tập và phòng học bằng các chất sát khuẩn thông thường./.

14/03/2025
Nữ tướng Nguyễn Thị Định sinh ngày 15/3/1920, là con út của 10 anh em trong một gia đình nông dân nghèo, nhưng giàu lòng yêu nước tại xã Lương Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Lớn lên, Út Định trở thành một thiếu nữ xinh đẹp. Nhưng trong cảnh nước mất nhà tan, vượt qua cuộc sống bình thường của một cô thôn nữ, Út Định sớm giác ngộ và lựa chọn con đường đi theo cách mạng đầy gian khổ, tham gia phong trào Đông Dương đại hội năm 1936. Hai năm sau, tháng 10/1938, bà được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Trong thời gian này, bà xây dựng gia đình với ông Nguyễn Văn Bích (Ba Bích) - Tỉnh ủy viên hoạt động công khai, một trong số các đồng chí cùng hoạt động. Trong kháng chiến, bà lấy tên là Ba Định (theo gọi thứ bên chồng), ngoài ra còn có các bí danh khác như Bích Vân, Ba Tấn, Ba Nhất, Ba Hận.
14/03/2025
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 đã kế thừa và phát triển những quy định hiện hành phù hợp đã được kiểm nghiệm trong thực tiễn, sửa đổi các quy định (chế độ ốm đau, thai sản, hưu trí và tử tuất) chưa phù hợp nhằm bảo đảm tính khả thi, dài hạn, đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.

12/03/2025
1. Lãnh đạo Công an xã
• Trưởng Công an xã: Đại úy Huỳnh Trung Nam. SĐT: 0918 467 498
• Phó Trưởng Công an xã: Trung tá Võ Thừa Lĩnh. SĐT: 0947 663 879
• Phó Trưởng Công an xã: Trung tá Khổng Hồ Hà Anh. SĐT: 0988 215 365
• Phó Trưởng Công an xã: Đại úy Nguyễn Hoàng Thịnh. SĐT: 0919 552 210
2. Cảnh sát khu vực
• Ấp Phú Hữu: Đại úy Thái Văn Giang Em. SĐT: 0342 226 566
• Ấp Hữu Nhơn: Đại úy Nguyễn Hoàng Thịnh. SĐT: 0919 552 210
• Ấp Hữu Thành: Đại úy Đặng Ngọc Diễn. SĐT: 0911 917 491
• Ấp Hữu Chiến: Trung tá Võ Thừa Lĩnh. SĐT: 0947 663 879
• Ấp Đại Định: Trung tá Khổng Hồ Hà Anh. SĐT: 0988 215 365
3. Bộ phận đăng ký và tham mưu
• Cán bộ đăng ký xe: Đại úy Nguyễn Tùng Châu. SĐT: 0939 641 234
• Tổ trưởng tổ tham mưu: Thiếu tá Nguyễn Hùng Anh. SĐT: 090 297 0560
• Cán bộ tham mưu: Thượng úy Võ Quốc Thắng. SĐT: 038 856 7891
4. Liên hệ chung
☎ Trực ban hình sự Công an xã: 02753 600 683
Lưu ý: Thông tin có thể thay đổi theo thời gian. Vui lòng kiểm tra trước khi liên hệ.

12/03/2025
Mùa khô kéo dài làm tăng nguy cơ cháy nổ tại nhà ở, cơ sở kinh doanh và khu vực sản xuất.
Công an xã Hữu Định đề nghị người dân thực hiện tốt các biện pháp phòng cháy:
• Trong gia đình:
- Không cắm nhiều thiết bị điện vào cùng một ổ cắm.
- Không đốt vàng mã gần khu vực dễ cháy.
- Kiểm tra hệ thống dây điện, bếp gas, bình gas.
• Tại cơ sở kinh doanh, sản xuất:
- Trang bị bình chữa cháy, đảm bảo lối thoát hiểm thông thoáng.
- Tổ chức tập huấn phòng cháy chữa cháy cho nhân viên.
- Kiểm tra hệ thống điện, tránh sử dụng thiết bị quá tải.
• Trong khu vực nông thôn
- Cẩn trọng khi đốt cỏ, rác trong vườn, ruộng.
- Báo ngay cho chính quyền hoặc lực lượng PCCC khi phát hiện cháy.
- Khi xảy ra cháy, gọi ngay số 114 hoặc báo ngay cho Công an xã qua số điện thoại đường dây nóng.

12/03/2025
Các thủ đoạn trộm cắp phổ biến
• Trộm đột nhập nhà dân: Đối tượng thường lợi dụng lúc vắng người, ban đêm hoặc những gia đình không khóa cửa cẩn thận để ra tay trộm cắp tài sản.
• Trộm cắp xe máy: Tội phạm thường giả vờ hỏi đường, giả làm khách mua hàng hoặc lợi dụng sự sơ hở của chủ xe để bẻ khóa, dắt xe đi.
• Trộm cắp tại cơ quan, trường học, chợ, bến xe: Lợi dụng sự mất cảnh giác của nạn nhân để ra tay lấy trộm túi xách, điện thoại, ví tiền…

12/03/2025
Hiện nay, Bộ Công an và Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã triển khai việc tích hợp bảo hiểm y tế (BHYT) vào ứng dụng VNeID, giúp người dân sử dụng điện thoại thay thế thẻ BHYT giấy khi khám chữa bệnh.
Lợi ích của VNeID khi tích hợp BHYT:
- Không cần mang theo thẻ BHYT giấy.
- Dễ dàng tra cứu thông tin BHYT.
- Giảm thời gian làm thủ tục khi khám chữa bệnh.
Hướng dẫn cài đặt BHYT trên VNeID:
1. Mở ứng dụng VNeID, đăng nhập tài khoản.
2. Chọn mục Tích hợp bảo hiểm y tế.
3. Nhập số BHYT và thông tin cá nhân.
4. Xác thực và hoàn tất, thông tin BHYT sẽ hiển thị trên ứng dụng.
Người dân chưa có tài khoản VNeID hoặc cần hỗ trợ có thể đến Công an xã Hữu Định để được hướng dẫn.

12/03/2025
Bước 1: Đăng nhập ứng dụng VNeID
• Mở ứng dụng VNeID trên điện thoại.
• Đăng nhập bằng tài khoản đã được kích hoạt.
Bước 2: Chọn dịch vụ đăng ký thường trú
• Trên giao diện chính, chọn mục “Dịch vụ công trực tuyến”.
• Tìm và chọn thủ tục “Đăng ký thường trú”.
Bước 3: Điền thông tin cần thiết
• Điền đầy đủ thông tin theo biểu mẫu:
• Họ tên, ngày sinh, số căn cước công dân.
• Địa chỉ thường trú mới muốn đăng ký.
Bước 4: Tải lên hồ sơ
• Tải các giấy tờ cần thiết lên ứng dụng:
• Ảnh chụp/scan Căn cước công dân.
• Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp (sổ đỏ, hợp đồng thuê nhà, giấy xác nhận).
• Giấy tờ chứng minh quan hệ với chủ hộ (nếu nhập vào hộ khẩu gia đình).
Bước 5: Gửi hồ sơ
• Kiểm tra kỹ thông tin, sau đó nhấn “Gửi hồ sơ”.
• Hệ thống sẽ cấp mã số để theo dõi hồ sơ.
Bước 6: Theo dõi kết quả
• Quay lại ứng dụng để kiểm tra trạng thái xử lý hồ sơ.
• Khi hồ sơ được duyệt, bạn sẽ nhận được thông báo xác nhận.

12/03/2025
Tín dụng chính sách xã hội là việc Nhà nước tổ chức huy động các nguồn lực tài chính cho vay ưu đãi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách nhằm tạo việc làm, cải thiện đời sống, hạn chế tình trạng đói, nghèo cho nhóm đối tượng này. Đây là một loại tín dụng mang tính chính sách và là hình thức tín dụng đặc biệt, có những đặc trưng cơ bản là: không vì mục tiêu lợi nhuận; đối tượng cho vay là người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo quy định của Chính phủ; nguồn vốn cho vay chủ yếu từ nguồn ngân sách Nhà nước; cơ chế cho vay có tính ưu đãi (như thủ tục cho vay đơn giản, lãi suất thấp, hầu hết chương trình cho vay không phải thế chấp tài sản, có cơ chế xử lý rủi ro...). Tín dụng chính sách xã hội là một trong những công cụ, giải pháp quan trọng của Đảng và Nhà nước trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội. Tín dụng chính sách xã hội là chủ trương mang tính nhân văn sâu sắc trong hệ thống chính sách giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội của Đảng, phù hợp với thực tiễn và điều kiện phát triển của đất nước, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, đặc biệt là các tầng lớp dân cư có thu nhập thấp, không đủ điều kiện vay vốn ở các ngân hàng thương mại, bảo đảm sinh kế và sự phát triển của người dân