Site banner

Toàn Đảng, toàn dân học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Thứ sáu, 25 Tháng 4, 2025 - 23:00

Giải quyết mâu thuẫn trong nhân dân, hãy dựa vào pháp luật, không dựa vào cảm tính

Trong cuộc sống hằng ngày, mâu thuẫn – xích mích là điều khó tránh khỏi. Từ tranh chấp đất đai, lối đi chung, tiếng ồn, đến chuyện vay mượn, mua bán… những điều tưởng nhỏ lại có thể trở thành ngòi nổ lớn, gây mất đoàn kết, ảnh hưởng an ninh trật tự khu dân cư.
Vấn đề không nằm ở mâu thuẫn, mà ở cách giải quyết.
Pháp luật – Công cụ bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mọi người
 • Mỗi công dân đều có quyền và nghĩa vụ bình đẳng trước pháp luật.
 • Khi xảy ra tranh chấp, cần bình tĩnh, đối thoại, nhờ đến tổ hòa giải, chính quyền địa phương, hoặc cơ quan chức năng có thẩm quyền.
 • Tránh tụ tập đông người, đăng bài vu khống, xúc phạm trên mạng xã hội – có thể bị xử lý hình sự hoặc hành chính.
Tại sao nên giải quyết mâu thuẫn bằng pháp luật?
 • Khách quan – công bằng – minh bạch
 • Tránh thù hằn, xô xát, gây mất đoàn kết trong xóm làng, họ tộc
 • Giúp duy trì sự ổn định, văn minh trong cộng đồng
 • Được pháp luật bảo vệ quyền lợi một cách chính đáng
Những việc nên làm khi có mâu thuẫn:
 1. Tìm hiểu rõ nguyên nhân – không nghe một chiều.
 2. Đối thoại nhẹ nhàng, tránh nóng giận.
 3. Tìm đến tổ hòa giải ở ấp/khu phố – đây là nơi hỗ trợ giải quyết bằng tình, bằng lý.
 4. Nếu không thể thỏa thuận, liên hệ UBND, công an địa phương hoặc khởi kiện tại tòa án.
 5. Tuyệt đối không dùng vũ lực, đe dọa, vu khống, livestream bôi nhọ…
Thông điệp:
Mâu thuẫn nhỏ – giải quyết đúng cách sẽ thành hòa thuận.
Mâu thuẫn lớn – pháp luật là chỗ dựa vững chắc nhất!

 

Tài liệu tuyên truyền Công an xã Hữu Định