Site banner

Toàn Đảng, toàn dân học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Thứ hai, 28 Tháng 4, 2025 - 17:42

Trang tin mới

12/07/2024
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính dễ gây thành dịch, lưu hành phổ biến ở trẻ em, bệnh xuất hiện quanh năm có khả năng bùng phát thành dịch. Năm 2014, đại dịch sởi tấn công Việt Nam, bệnh nhi nằm tràn lan ở bệnh viện, thai phụ sinh non, trẻ tử vong vì sởi là nỗi ám ảnh kinh hoàng của hàng triệu người. Đến nay, sởi vẫn là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi. Tại tỉnh Bến Tre tính từ đầu năm đến ngày 26/6/2024 toàn tỉnh đã ghi nhận 28 ca sốt phát ban nghi sởi xuất hiện tại 20 xã/phường, trong đó có 17 ca dương tính với vi rút sởi. Các ca có độ tuổi từ 3 tháng đến 32 tuổi. Trên 90% trường hợp trẻ em mắc bệnh sởi chưa được tiêm vắc xin sởi.
12/07/2024
Căn cứ theo Khoản 3 Điều 17 của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023, các trường hợp bị cho thôi tham gia lực lượng bảo vệ an ninh trật tự tại cơ sở từ ngày 01/07/2024, bao gồm: - Người được xem xét cho thôi tham gia lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự tại cơ sở sau khi nộp đơn xin thôi tham gia. - Không đáp ứng được yêu cầu về sức khỏe theo giấy chứng nhận từ cơ sở y tế được lập và hoạt động theo quy định pháp luật. - Không thực hiện nhiệm vụ được giao từ Công an cấp xã ít nhất hai lần mà không có lý do hợp lý, không hoàn thành nhiệm vụ, hoặc lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự để vi phạm pháp luật, sau khi nhận được cảnh báo bằng văn bản từ Công an cấp xã ít nhất hai lần. - Vi phạm pháp luật hình sự và đã có quyết định khởi tố hoặc đang áp dụng biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự; hoặc đang bị áp dụng/xử lý/xử phạt bằng biện pháp xử lý hành chính.
12/07/2024
Mỗi dịp mùa hè đến luôn là thời điểm được các cháu học sinh, sinh viên háo hức chờ đợi, bởi đây là thời gian để vui chơi, nghỉ ngơi, khám phá xung quanh. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua đã xảy ra nhiều vụ đuối nước thương tâm, tai nạn đáng tiếc. Vì vậy, các cháu học sinh, sinh viên cần trang bị cho mình kiến thức về phòng tránh đuối nước để đảm bảo an toàn cho mình và người thân. Vậy đuối nước là gì? Theo Tổ chức Y tế thế giới, đuối nước là hiện tượng mà khí quản của người lớn hay trẻ nhỏ bị một chất lỏng (thường là nước) xâm nhập vào dẫn tới khó thở. Hậu quả của ngạt thở lâu có thể là tử vong (chết đuối) hoặc không tử vong, nhưng gây tổn hại nghiêm trọng cho hệ thần kinh. Ngoài ra, cũng có quan niệm ngắn gọn hơn, đuối nước là tình trạng thiếu oxy do cơ thể bị chìm trong nước Các nguyên nhân gây đuối nước 1. Thường đuối nước hay xảy ra đối với trẻ lớn tuổi do bản tính hiếu động, tò mò; đối với trẻ nhỏ do tính thích nghịch nước hoặc do sự bất cẩn của gia đình. Cho dù trẻ em không biết bơi lội hay biết bơi lội nhưng do sự chủ quan nên cũng không lường trước hết được sự nguy hiểm của tai nạn. Ngoài ra, môi trường sống chung quanh cũng luôn luôn có những yếu tố nguy cơ rình rập gây nên tai nạn đuối nước cho trẻ em như chậu nước, chum vại, bể nước, giếng nước... không có nắp đậy an toàn; sông, hồ, suối, ao nước... không được rào chắn và có biển báo nguy hiểm. Hơn nữa, tình trạng xây dựng các công trình, đào bới khai thác cát, đất đá tràn lan, sự vô ý thức của con người... đã để lại các hố ao sâu gây nguy hiểm như hố vôi tôi, hố lấy đất làm gạch ngói, hố lấy cát, hố lấy nước tưới hoa màu… không có hàng rào cũng là những nơi dễ gây nên tai nạn đuối nước. 2. Tai nạn do đuối nước có thể xảy ra trong các trường hợp: ngạt nước, những người không biết bơi ngã xuống nước, hoặc trẻ em ngã cắm đầu vào chậu nước hay bồn tắm; ngất đột ngột khi vừa tiếp xúc với nước; lặn sâu dưới nước khi hết hơi không ngoi lên kịp bị ngạt; bơi quá mệt, cơ thể mất nhiệt do nước lạnh, bị chuột rút rồi ngất đi… 3. Chưa được dạy kỹ năng đảm bảo an toàn và xử lý tình huống khi bơi và không có kỹ năng cứu đuối. 4. Trẻ chết đuối vì người lớn lơ là đuối nước đang gia tăng trong cộng đồng do nhiều nguyên nhân như môi trường không an toàn, người lớn chưa giám sát trẻ một cách chặt chẽ, kiến thức phòng tránh, sơ cứu của người dân còn hạn chế, nhiều trẻ không biết bơi,… Để phòng tránh và hạn chế tử vong chúng ta cần: - Cần cho trẻ tránh xa những nơi sông nước nguy hiểm như: Không nên rủ nhau đi tắm ao, hồ, sông suối … trong khi không biết bơi. Không nên đi lại, chơi gần những nơi như: ao, hồ, sông suối hoặc bể nước, cống rãnh, miệng giếng… không có nắp đậy. Các hố ao sâu gây nguy hiểm cho trẻ em như hố lấy đất làm gạch ngói, hố lấy cát, hố lấy nước tưới hoa màu… cần phải tránh xa. - Trẻ em tắm biển, tắm sông nên mặc áo phao và phải có cha mẹ, người lớn trông coi. - Đối với trẻ nhỏ luôn cần sự chăm sóc và giám sát chặt chẽ của người lớn, làm tường rào, lấp kín những ao hồ không cần thiết, làm nắp đậy chắc chắn cho giếng nước, lu chứa nước trong gia đình. - Khi cho trẻ đi chơi gần những nơi có sông, suối, ao, hồ; tắm ở bể bơi, tắm biển, cha mẹ phải luôn để ý con trong tầm mắt. Một số trẻ ở nông thôn, miền núi thường trốn cha mẹ đi chơi, tắm sông, tắm suối dẫn đến bị đuối nước do không biết bơi hoặc bơi đến chỗ nước quá sâu bị nước cuốn đi. - Ngoài ra cha mẹ cần dạy trẻ em biết bơi và giải quyết các tình huống nguy hiểm có thể gặp phải khi tiếp xúc với nước, giải thích cho trẻ hiểu sự nguy hiểm khi tự ý tập bơi hay tắm sông suối khi không có sự canh chừng của người lớn. - Cần cảnh báo trẻ về những nơi tiềm ẩn nguy cơ đuối nước như sông, suối, ao, hồ, những vùng nước sâu. Khi phát hiện thấy người bị ngã xuống nước chúng ta sẽ làm gì? Khi phát hiện thấy người bị ngã xuống nước, cần hô hoán, kêu gọi mọi người đến ứng cứu, giúp đỡ ngay từ khi nhìn thấy nạn nhân. Đồng thời, cần nhanh chóng tìm bất kỳ vật dụng nào để có thể cứu gián tiếp như: cây sào, phao, áo, quần, dây nịt… Hãy cho những người bị đuối nước bám vào các vật dụng này để người trên bờ kéo dần vào. Như vậy, việc cứu nạn sẽ hiệu quả hơn. Nếu biết bơi có thể nhảy theo cứu nạn nhân.
12/07/2024
Năm 2024, tròn 30 năm thực hiện Chương trình Hành động Hội nghị quốc tế về Dân số và phát triển (ICPD), trên toàn cầu vấn đề đáp ứng nhu cầu về kế hoạch hoá gia đình (KHHGĐ) vẫn chưa được giải quyết hiệu quả, tử vong bà mẹ liên quan đến thai sản vẫn còn cao. Theo Quỹ Dân số Liên hợp quốc, mỗi ngày trên thế giới có khoảng 800 phụ nữ tử vong vì những nguyên nhân có thể phòng tránh được liên quan đến thai sản, tương đương hơn 290 ngàn phụ nữ tử vong mỗi năm. Bạo lực đối với phụ nữ ảnh hưởng đến gần 1/3 phụ nữ trên toàn cầu, hiện mới chỉ khoảng 55% có khả năng đưa ra quyết định về sức khoẻ sinh sản và tình dục của mình. Hiện nay, một nửa dân số thế giới đang sống ở các trung tâm đô thị, đến năm 2030 sẽ là 70%. Từ năm 2022 đến 2030, nếu chúng ta chi thêm 79 tỷ USD để giải quyết vấn đề nhu cầu chưa được đáp ứng về KHHGĐ và phòng tránh tử vong bà mẹ thì có thể ngăn chặn 400 triệu trường hợp mang thai ngoài ý muốn, cứu sống khoảng 1 triệu phụ nữ, mang lại 660 tỷ USD lợi ích kinh tế; nếu đầu tư khoảng 152 tỷ sẽ đảm bảo 386 triệu bé gái được đến trường, mang lại 5,1 nghìn tỷ USD lợi ích kinh tế. Tại Việt Nam, sau 30 năm triển khai Chương trình Hành động Hội nghị quốc tế về Dân số và phát triển chúng ta đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tốc độ gia tăng dân số đã được khống chế thành công, đạt mức sinh thay thế từ năm 2006 cho đến nay tiếp tục duy trì xung quanh mức sinh thay thế. Dân số trong độ tuổi lao động tăng mạnh. Từ năm 2007, nước ta bước vào thời kỳ dân số vàng. Chất lượng dân số đã được cải thiện nhiều mặt. Tuổi thọ trung bình tăng nhanh, cao hơn nhiều nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu người. Tình trạng suy dinh dưỡng, tử vong bà mẹ, trẻ em giảm mạnh. tầm vóc, thể lực người Việt Nam có bước cải thiện. Dân số đã có sự phân bố hợp lý hơn, gắn với quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được Việt Nam cũng đang đối mặt với nhiều vấn đề dân số mới ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền vững của đất nước và từng địa phương đó là: - Chệnh lệch mức sinh đáng kể giữa các vùng, đối tượng và nguy cơ không đạt được mục tiêu duy trì mức sinh thay thế trên phạm vi toàn quốc. - Tốc độ già hóa dân số nhanh và sớm trở thành quốc gia dân số già là thách thức lớn cho phát triển kinh tế và an sinh xã hội. - Tỷ số giới tính khi sinh vẫn luôn ở mức cao; tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết vẫn chậm khắc phục. - Chất lượng dân số, nhất là tại vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn còn hạn chế và một số nội dung quan trọng khác sẽ tác động trực tiếp đến đời sống, xã hội và sự phát triển bền vững của đất nước cả trong hiện tại và tương lai. Hưởng ứng Ngày Dân số thế giới 11/7 năm 2024 với chủ đề “Kỷ niệm 30 năm thực hiện Chương trình Hành động Hội nghị quốc tế về Dân số và phát triển, Cairo 1994”, chúng ta tập trung truyền thông nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân về: - Lợi ích của việc sinh đủ 02 con; chuyển đổi hành vi về giới và bình đẳng giới, không lựa chọn giới tính thai nhi; truyền thông nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ và trẻ em gái trong gia đình, cộng đồng và xã hội. - Lợi ích và tầm quan trọng của việc tư vấn và khám sức khỏe trước khi kết hôn cho nam, nữ thanh niên; thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh. - Phổ biến các quy định của pháp luật về cấm tảo hôn, kết hôn cận huyết thống, tạo sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân và toàn xã hội trong việc thực hiện giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. - Ý nghĩa, tầm quan trọng của chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho người cao tuổi; các nội dung rèn luyện thân thể, phòng các bệnh thường gặp ở người cao tuổi. - Cung cấp kiến thức về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục phù hợp với các nhóm đối tượng đặc thù (vị thành niên, thanh niên, người lao động tại khu công nghiệp, khu chế xuất...) góp phần giảm tình trạng mang thai ngoài ý muốn, giảm phá thai, dự phòng vô sinh và nâng cao chất lượng dân số. - Ưu tiên truyền thông dành cho các nhóm dân cư dễ bị tổn thương, bao gồm người dân tộc thiểu số, người di cư, người khuyết tật và những người bị ảnh hưởng bởi tác động của biến đổi khí hậu./.
12/07/2024
1. Phổ biến, tuyên truyền sâu rộng Nghị định số 19/2019/NĐ-CP ngày 19/02/2019 của Chính phủ quy định về họ, hụi, biêu, phường. 2. Những người chơi hụi cần lưu ý khi tham gia các dây hụi phải biết những hụi viên chơi cùng bằng cách yêu cầu chủ hụi cung cấp danh sách con hụi ghi đầy đủ họ, tên, địa chỉ thường trú tránh việc chủ hụi lập khống con hụi. 3. Tới kỳ sổ hụi, hốt hụi thì yêu cầu chủ hụi phải xác định, ký nhận hụi viên nào đã hốt hụi, hốt bao nhiêu tiền; khi giao tiền hụi phải yêu cầu chủ hụi ký vào giấy tờ thể hiện rõ ràng về thời gian, mục đích, số tiền. 4. Người dân cần tìm hiểu kỹ các quy định của pháp luật liên quan đến hụi như tiền lãi không được vượt quá 20%/năm (tức khoảng 1,6%/tháng), nắm rõ về điều kiện của chủ hụi, thành viên, quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý của chủ hụi, thành viên góp hụi quy định tại Nghị định số 19 năm 2019 của Chính phủ. 6. Người dân nên tìm hiểu kỹ về nhân thân của chủ hụi để có thể đặt niềm tin khi góp hụi. 7. Tìm hiểu kỹ về hoạt động của dây hụi định tham gia, có thể yêu cầu chủ hụi cho xem hoặc sao chụp, kiểm tra về số lượng người tham gia, sổ ghi hụi, số tiền góp hụi, tìm hiểu điều kiện kinh tế của chủ hụi, các thành viên góp hụi để đánh giá mức độ rủi ro và để phục vụ giải quyết tranh chấp về sau nếu có. 8. Lập văn bản và yêu cầu công chứng các thỏa thuận về hụi. 9. Nếu chủ hụi điều hành từ 02 dây hụi trở lên hoặc số tiền góp hụi từ 100 triệu trở lên thì phải báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã, phường biết để rà soát, quản lý, theo dõi, phòng ngừa xử lý các vi phạm. 10. Nhằm tránh rủi ro khi chơi hụi, người dân chỉ nên chơi hụi khi thấy rõ sự an toàn như: Người chủ hụi có độ tin cậy cao, các thành viên biết rõ về nhau, hụi không có lãi suất hoặc lãi suất thấp. Ngoài ra, việc chơi hụi nhất thiết phải có sổ sách ghi chép cẩn thận, giấy tờ biên nhận rõ ràng, có chữ ký của cả hai bên về việc giao nhận tiền, biết rõ người nhận hụi sau mỗi kỳ góp hụi. Đặc biệt, trước khi quyết định tham gia vào một nhánh hụi nào đó, người chơi cần tìm hiểu rõ các quy định của pháp luật liên quan (Nghị định số 19/2019/NĐ-CP, ngày 19/02/2019 của Chính phủ về họ, hụi, biêu, phường). Việc hiểu rõ bản chất của mô hình họ, hụi, biêu, phường là yếu tố, thông tin quan trọng để lựa chọn những người chủ hụi cũng như các thành viên trong nhóm hụi có độ tin cậy cao, lý lịch rõ ràng. Ngoài ra, khi cần người dân có thể đến các ngân hàng gửi tiết kiệm hoặc vay vốn, thủ tục đơn giản, thuận tiện. 11. Khi phát hiện các thông tin như nhiều dây hụi của chủ hụi bị vỡ hoặc nhiều thành viên bỏ hụi cần báo cho chính quyền địa phương để nắm, giải quyết kịp thời./.
12/07/2024
Sáng này 30/6/2024, Đoàn viên thanh niên xã Hữu Định phối hợp với ấp Đại Định hỗ trợ lắp đặt đèn năng lượng mặt trời cho tuyến đường liên tổ NDTQ số 68 - 72 - 73. Đây là hoạt động hưởng ứng thực hiện Mô hình dân vận khéo năm 2024, góp phần hoàn thành mục tiêu xây dựng các tuyến đường “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” trên địa bàn xã.
12/07/2024
Vào lúc 07 giờ 30 phút ngày 01/7/2024, Ủy ban nhân dân xã đã long trọng tổ chức Lễ ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Đây là sự kiện quan trọng, có ý nghĩa thiết thực, được lãnh đạo các cấp và quần chúng nhân dân quan tâm. Tại buổi lễ có sự tham dự của các đồng chí Lãnh đạo Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội xã, các đồng chí Bí thư, Trưởng ấp các ấp cùng sự có mặt của 15 lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn xã. Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở được kiện toàn từ lực lượng Công an xã bán chuyên trách đang được tiếp tục sử dụng và Đội trưởng, Đội phó Đội Dân phòng hoặc được tuyển chọn theo quy định. Đây là một trong những lực lượng quần chúng, được bố trí ở các ấp làm nòng cốt hỗ trợ Công an xã giúp Ủy ban nhân dân xã trong bảo vệ ANTT và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
12/07/2024
Tại buổi tiếp xúc, cử tri đã được nghe ông Nguyễn Văn Khiêm - Phó Trưởng Ban kinh tế - ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh báo cáo với cử tri về dự kiến chương trình kỳ họp thứ 14, Hội đồng nhân dân tỉnh, khóa X; Bà Hồ Thị Lan Hương - Huyện ủy viên, Bí thư Đảng ủy xã Giao Long - Đại biểu Hội đồng nhân dân huyện báo cáo về dự kiến chương trình kỳ họp thứ 14, Hội đồng nhân dân huyện, khóa XII; Bà Nguyễn Thị Hồng Phượng - Phó Bí thư thường trực, Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã báo cáo dự kiến chương trình kỳ họp Hội đồng nhân dân xã.
09/07/2024
Để giúp cho cán bộ và nhân dân trong huyện có điều kiện tiếp cận những quy định của pháp luật về hụi hay còn gọi là (hụi). Hội đồng phối hợp, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật huyện Châu Thành biên soạn một số câu hỏi và trả lời trên cơ sở quy định của Nghị định số 19/2019/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2019. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 05/4/2019.
01/07/2024
Sáng ngày 1 tháng 7 cùng với cả nước nói chung và tỉnh Bến Tre nói riêng , UBND xã Hữu Định long trọng tổ chức Lễ ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Học tập cộng đồng xã. Đây là sự kiện chính trị quan trọng đánh dấu sự ra đời của lực lượng quần chúng tham gia hỗ trợ lực lượng công an trong công tác bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở. Tham dự buổi lễ ra mắt có ông Trần Hoa Nam - huyện Ủy viên, Bí thư Đảng ủy xã; ông Nguyễn Văn Trường - Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã; bà Huỳnh Thị Ngọc Mai - Ủy viên BTV Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã; ông Huỳnh Trung Nam - Ủy viên BCH Đảng ủy, Trưởng công an xã và đại diện các ban ngành, đoàn thể xã, cùng với sự hiện diện của Bí thư, trưởng ấp các ấp. Đặc biệt là sự có mặt của các thành viên Tổ bảo vệ An ninh trật tự của 5 ấp trên địa bàn xã.