Thứ hai, 28 Tháng 4, 2025 - 20:56
Trang tin mới
11/04/2024
Thực hiện Công văn số 213/CAH-TH ngày 03 tháng 4 năm 2024 của Công an huyện Châu Thành về việc phối hợp thông báo tuyển sinh vào các trường Công an nhân dân năm 2024. Để đảm bảo công tác tuyển sinh vào các trường Công an nhân dân năm 2024 được thuận lợi, Công an xã Hữu Định thông báo đến người dân trên địa bàn xã một số nội dung như sau:
I. TUYỂN SINH CAND HỆ CHÍNH QUY
1. Đối tượng dự tuyển
- Công dân có hộ khẩu thường trú trên địa bàn huyện Châu Thành không quá 22 tuổi.
- Công dân hoàn thành nghĩa vụ tham gia CAND (hoặc Quân sự) xuất ngũ trong vòng 12 tháng tính đến tháng thi tuyển.
2. Tiêu chuẩn chính trị và thể lực
Đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, thể lực theo quy định hiện hành của Bộ Công an.
3. Tiêu chuẩn về học lực
- Công dân hoàn thành nghĩa vụ trong những năm học THPT đạt từ loại khá trở lên, từng môn thuộc tổ hợp xét tuyển vào trường CAND đạt từ 6,5 điểm trở lên.
- Công dân thường trú tại địa phương trong những năm học THPT đạt loại khá trở lên, từng môn thuộc tổ hợp xét tuyển vào trường CAND phải đạt từ 7,0 điểm trở lên.
4. Phương thức tuyển sinh
Thi tuyển, xét tuyển.
5. Hồ sơ, thủ tục
Khi đăng ký thi tuyển vào các trường trong CAND công dân trực tiếp đến Công an huyện Châu Thành và mang theo các giấy tờ sau:
- Bản sao giấy CCCD.
- Bản sao giấy khai sinh.
- Bản sao học bạ.
6. Thời gian, địa điểm đăng ký
- Thời gian đăng ký: kể từ ngày thông báo đến hết ngày 15/4/2024.
- Địa điểm: Công an huyện Châu Thành.
II. TUYỂN NGƯỜI CÓ TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC VÀO CAND
1. Đối tượng dự tuyển
Công dân tốt nghiệp địa học chính quy loại khá trở lên có hộ khẩu thường trú trong huyện Châu Thành không quá 30 tuổi.
2. Phương thức: Thi tuyển và xét tuyển thắng.
3. Tiêu chuẩn chính trị và thể lực
Đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, thể lực theo quy định hiện hành của Bộ Công an.
4. Hồ sơ, thủ tục
Khi đăng ký dự tuyển vào CAND công dân phải trực tiếp đến Công an huyện Châu Thành và mang theo các giấy tờ sau:
- Bản sao CCCD.
- Bản sao bằng tốt nghiệp THPT.
- Bằng tốt nghiệp Đại học cùng bảng điểm.
- Bản sao giấy khai sinh.
- Bằng thạc sĩ, tiến sĩ, chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế (nếu có).
5. Thời gian, địa điểm đăng ký
- Thời gian đăng ký: kể từ ngày thông báo đến hết ngày 25/4/2024.
- Địa điểm: Công an huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.
Thông báo này có đăng trên Cổng thông tin điện tử của Công an tỉnh Bến Tre, địa chỉ ww.congan.bentre.gov.vn.
Mọi chi tiết công dân có thể liên hệ trực tiếp Đội Tham mưu, Công an huyện Châu Thành hoặc qua số điện thoại 02753.860.278 hoặc Đội Tổ chức, biên chế và đào tạo thuộc Phòng Tổ chức cán bộ Công an tỉnh (điện thoại 069.3561.119) để được hướng dẫn./.
08/04/2024
Nghị định 124/2021/NĐ-CP có sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 115/2018/NĐ-CP trong đó có khoản 3, điều 1 Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 9, Nghị định 115/2018/NĐ-CP như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 như sau:
“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng người tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm mà không mang đầy đủ bảo hộ lao động theo quy định; không cắt ngắn móng tay; đeo đồng hồ, vòng, lắc; ăn uống, hút thuốc, khạc nhổ trong khu vực sản xuất thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.”;
b) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 như sau:
‘b) Dụng cụ thu gom chất thải rắn không có nắp đậy theo quy định;”;
c) Bổ sung điểm d vào sau điểm c khoản 2 như sau:
“d) Không duy trì bảo đảm vệ sinh nơi kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến.”;
d) Sửa đổi, bổ sung điểm đ khoản 3 như sau:
"đ) Sử dụng người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không có giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm;”;
đ) Sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 5 như sau:
“d) Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không có giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm;";
e) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 6 như sau:
“a) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cơ sở có thiết lập nhưng không đầy đủ theo quy định hoặc không áp dụng đầy đủ trong thực tế hoặc không phù hợp thực tế hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm của cơ sở;”;
g) Sửa đổi, bổ sung các điểm a và b khoản 7 như sau:
“a) Sử dụng người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm mà đang bị mắc bệnh: tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp;
b) Sử dụng nước không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật hoặc không bảo đảm vệ sinh theo quy định của pháp luật tương ứng để sản xuất hoặc để vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ phục vụ sản xuất thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.”.
08/04/2024
Để bảo đảm an toàn thực phẩm chủ động phòng ngừa lây nhiễm cúm gia cầm sang người, cần chú ý các biện pháp sau:
- Tuyệt đối không giết mổ và ăn thịt gia cầm ốm bệnh, gia cầm chết;
- Thực hiện vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân, lựa chọn, bảo quản, chế biến và sử dụng gia cầm có nguồn gốc và đã được kiểm dịch theo quy định;
- Nấu chín kỹ thịt và các sản phẩm gia cầm trước khi ăn, không ăn tiết canh, thức ăn còn sống, tái được chế biến từ gia cầm;
- Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn uống và sau khi đi vệ sinh; hạn chế tiếp xúc với gia cầm, đặc biệt không tiếp xúc với gia cầm và người nhiễm bệnh khi không có nhiệm vụ, không cho phép trẻ em tiếp xúc hoặc chơi ở khu vực chăn nuôi, nhốt giữ gia cầm;
- Thực hiện và duy trì tốt vệ sinh môi trường, vệ sinh chuồng trại và khu vực chăn thả gia cầm;
- Bảo đảm vệ sinh trước, trong và sau khi giết mổ; sử dụng thớt riêng để sơ chế, chế biến thịt sống và thịt chín; đeo khẩu trang, găng tay khi phải tiếp xúc với gia cầm nghi ngờ bị bệnh; rửa tay bằng xà phòng và thay quần áo sau khi tiếp xúc với gia cầm;
- Nghiêm cấm việc buôn bán, vận chuyển, sử dụng gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, nhập lậu, đặc biệt là gia cầm bị ốm, chết, chưa được kiểm dịch thú y theo quy định.
08/04/2024
1. Nguyên nhân gây bệnh sởi
Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi gây ra, bệnh sởi rất dễ lây lan và thường gây thành dịch, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt nghiêm trọng ở trẻ nhỏ, trẻ suy dinh dưỡng hoặc phụ nữ có thai.
2. Lây truyền của bệnh sởi
Chủ yếu lây qua đường hô hấp, thời kỳ lây truyền từ 5 ngày trước cho tới 5 ngày sau phát ban (lây mạnh nhất ở giai đoạn 2-3 ngày trước khi phát ban và 01 ngày sau ra ban).
3. Biểu hiện của bệnh sởi
Sau một thời gian ủ bệnh từ 10 đến 12 ngày, bệnh sởi xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng như:
• Sốt.
• Ho khan.
• Sổ mũi.
• Ăn không ngon.
• Chảy máu cam.
• Đau họng.
• Viêm kết mạc.
• Xuất hiện những đốm Koplik trắng nhỏ, với tâm màu trắng hơi xanh trên nền đỏ bên trong miệng hay trên niêm mạc bên trong của má.
Giai đoạn ủ bệnh và nhiễm trùng kéo dài từ hai đến ba tuần.
Trong 10 đến 14 ngày đầu tiên sau khi bị nhiễm, người bệnh không có dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh sởi trong thời gian này. Vì là những triệu chứng không đặc hiệu và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác, bệnh sởi thường bắt đầu bằng sốt nhẹ đến trung bình, kèm theo ho dai dẳng, sổ mũi, viêm kết mạc và đau họng. Dấu hiệu này có thể kéo dài hai hoặc ba ngày.
Sau đó xuất hiện các nốt phát ban, những đốm nhỏ màu đỏ, hơi sưng. Vài ngày sau những vết mẩn ngứa khó chịu bắt đầu lan ra khắp cơ thể, bắt đầu trên mặt và cổ và di chuyển xuống dưới. Phát ban thường kéo dài trong ba đến năm ngày, sau đó biến mất. Đồng thời cơn sốt tăng mạnh, thường cao tới 40 đến 41 độ C.
4. Điều trị bệnh sởi
Hiện nay, bệnh sởi chưa có điều trị đặc hiệu.Nếu đủ điều kiện chăm sóc và cách ly, có thể chăm sóc và điều trị tại nhà.Với trẻ nhỏ, cần chú ý không cho trẻ bị bệnh tiếp xúc với trẻ lành. Trẻ bị sởi phải nghỉ học để tránh lây lan cho trẻ khác trong lớp học, trong trường. Bệnh nhân mắc sởi phải được cách ly điều trị ít nhất 07 ngày kể từ khi phát ban (bệnh nhẹ có thể cách ly tại nhà).
Vệ sinh thân thể, thay quần áo, vệ sinh môi trường xung quanh, giữ gìn phòng thông thoáng sạch sẽ.
Không kiêng khem trong chế độ ăn. Đảm bảo ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường các loại hoa quả có màu đỏ, màu cam, uống nhiều nước.
Người chăm sóc cần đeo khẩu trang, rửa tay sạch trước và sau mỗi lần tiếp xúc.
Trẻ còn bú mẹ vẫn tiếp tục cho bú và kết hợp chế độ ăn bổ sung hợp lý, chế biến thức ăn mềm dễ tiêu, nấu chín kỹ, ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày.
Thời gian người bệnh cần cách ly là từ lúc nghi mắc sởi cho đến ít nhất 5 ngày sau khi bắt đầu phát ban.
Trong thời gian chăm sóc và điều trị tại nhà, người bị bệnh sởi nếu có các dấu hiệu bất thường như xuất hiện sốt lại, ho nhiều hơn và có đờm, có biểu hiện chói mắt hoặc có các biểu hiện bất thường khác... thì cần đưa đến cơ sở y tế để được khám lại và xử trí kịp thời.
5. Phòng tránh bệnh sởi
Không tiếp xúc với ca bệnh sởi hoặc trường hợp nghi ngờ mắc bệnh.
Vệ sinh các khu vực có liên quan đến bệnh nhân.
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, các dung dịch có chứa cồn.
Cách phòng tránh bệnh sởi hiệu quả nhất là tiêm vaccine phòng bệnh Sởi, sử dụng cho trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên.
Phụ nữ chuẩn bị mang thai nên tiêm ngừa Sởi- quai bị- rubella theo khuyến cáo để bảo về thai nhi và truyền kháng thể cho con (có thể bảo vệ bé từ 6-9 tháng sau khi ra đời)./.
08/04/2024
Ho gà là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn gây nên. Bệnh lây qua đường hô hấp. Ho gà là bệnh có khả năng lây nhiễm cao trong giai đoạn đầu nhiễm bệnh, khi đó khoảng 80% người tiếp xúc cùng người mắc bệnh có thể bị lây. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Trẻ càng nhỏ tuổi bệnh càng nặng. Người lớn có thể mang vi khuẩn mà không biểu hiện bệnh và là nguồn lây nhiễm chủ yếu cho trẻ sống xung quanh. Khi mắc bệnh sẽ có biểu hiện sốt, có thể sốt nhẹ kèm theo ho dữ dội thành cơn kéo dài và có tiếng thở rít sau cơn ho, chảy nước mắt, nước mũi, kèm theo nôn có đờm dãi trắng và rất dính. Sau cơn ho trẻ bơ phờ mệt mỏi, nôn, vã mồ hôi, thở nhanh. Bệnh có thể có các biến chứng như viêm phổi bội nhiễm, ho kéo dài, ngừng thở, co giật, rối loạn tiêu hóa và dẫn tới tử vong. Bệnh ho gà hiện nay đã có vắc xin phòng bệnh.
Để chủ động phòng chống bệnh ho gà, khuyến cáo người dân cần thực hiện các biện pháp sau:
1. Chủ động đưa trẻ đi tiêm chủng vắc xin phòng bệnh ho gà khi đủ 02 tháng tuổi. Đưa trẻ đi tiêm đủ 03 mũi, mỗi mũi cách nhau 01 tháng và 01 năm sau nhắc lại mũi thứ tư.
2. Người lớn trong gia đình có trẻ nhỏ, phụ nữ trước khi mang thai cần chủ động đi tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà tại các cơ sở tiêm chủng dịch vụ để phòng bệnh cho bản thân, cho trẻ sau khi sinh ra hoặc tạo miễn dịch cộng đồng xung quanh bảo vệ trẻ đã sinh.
3. Thường xuyên vệ sinh đường mũi, họng, mắt hàng ngày cho trẻ. Với người lớn sau khi đi ngoài đường về, cần vệ sinh mũi họng, bàn tay, thay quần áo rồi mới tiếp xúc với trẻ.
4. Hạn chế dùng điều hòa, thường xuyên mở cửa sổ, cửa chính để ánh nắng chiếu vào, bật quạt để thông thoáng khí, dùng nồi nước lá xông để khử trùng không khí cho nhà ở, lớp học của nhà trẻ, mầm non, mẫu giáo, phòng học của các trường, phòng làm việc, phòng hội họp tập trung đông người.
5. Hạn chế tiếp xúc với người mắc/nghi mắc bệnh, nếu tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế và trang bị phòng hộ cá nhân.
6. Không cho trẻ em dùng chung vật dụng cá nhân (khăn mặt, bàn chải, kính, cốc, chén, bát, đũa...), đồ chơi hoặc đồ vật dễ bị ô nhiễm chất tiết mũi họng của người mắc bệnh.
7. Lau sàn nhà, nắm đấm cửa, mặt bàn, ghế, khu vệ sinh chung hoặc bề mặt của đồ vật nghi ngờ bị ô nhiễm dịch tiết mũi họng của bệnh nhân bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường từ 1 – 2 lần/ngày.
8. Cho trẻ ăn uống đủ chất, dinh dưỡng hợp lý.
Khi trong nhà có người có biểu hiện sốt, ho kéo dài trên 02 tuần hoặc có cơn ho rũ rượi kéo dài trên 1 tuần đề nghị toàn thể nhân dân thông báo ngay cho Trạm Y tế xã để được khám, điều trị và hướng dẫn cách ly kịp thời.
08/04/2024
Tính từ đầu năm đến 31/3/2024 tổng số ca Sốt xuất huyết Dengue là 13 ca, giảm 05 ca so với cùng kỳ 2023. Trước tình hình số ca Sốt xuất huyết có giảm nhưng mọi người không nên chủ quan.
Sốt xuất huyết là bệnh rất nguy hiểm, người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong. Do vậy, người dân cần có những kiến thức cơ bản về căn bệnh này để tránh hậu quả đáng tiếc khi mắc bệnh. Sau đây là một số cách nhận biết về các đặc điểm, triệu chứng và cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết:
1. Nguyên nhân gây nên bệnh sốt xuất huyết:
Bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do vi rút Dengue gây ra và muỗi vằn (Aedes) là trung gian truyền bệnh. Muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó đốt sang người lành và truyền vi rút gây bệnh.Bệnh xảy ra quanh năm nhưng thường bùng phát thành dịch lớn vào mùa mưa, từ tháng 4 đến tháng 11.
2. Đặc điểm của muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết:
– Muỗi vằn màu đen, trên thân và chân có những khoang trắng nên thường được gọi là muỗi vằn.
– Muỗi vằn trú đậu trong nhà, trên quần áo, chăn màn,…
– Muỗi vằn thường đốt người vào ban ngày sau đó đậu, núp vào chỗ tối.
– Muỗi đẻ trứng trong các dụng cụ chứa nước như: bể nước, chum vại, giếng, lốp xe, vỏ dừa, bình hoa…
3. Sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết:
Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh. Bệnh có thể gây thành dịch lớn làm nhiều người mắc cùng lúc, gây khó khăn cho việc chăm sóc và điều trị, giảm sức lao động, ảnh hưởng đến sức khỏe. Người mắc bệnh thể nặng sẽ dẫn đến sốc, xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não, trụy tim mạch, tay tê liệt, hôn mê dẫn đến tử vong, đặc biệt là trẻ em.
4. Các dấu hiệu nhận biết người mắc bệnh sốt xuất huyết:
– Thể nhẹ: người mắc bệnh thường có các dấu hiệu sốt cao đột ngột 39-400C, kéo dài từ 2-7 ngày liền, khó hạ sốt, đau đầu dữ dội thường đau ở vùng trán, đau sau nhãn cầu, có thể có dấu hiệu phát ban, không kèm theo ho, sổ mũi.
– Thể nặng: bao gồm các dấu hiệu trên và kèm theo dấu hiệu xuất huyết như chấm xuất huyết ngoài da, chảy máu cam, chảy máu chân răng, vết bầm chỗ tiêm, nôn ra máu, đi ngoài phân đen, đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, vật vã, hốt hoảng.
5. Một số việc cần làm khi nghi ngờ bị sốt xuất huyết:
Cần đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị. Trường hợp nhẹ, chỉ cần điều trị ngoại trú theo hướng dẫn của cán bộ y tế, có thể chăm sóc tại nhà như sau: cho người bệnh nghỉ ngơi tại nhà; cho người bệnh uống nhiều nước, uống dung dịch Oresol, nước trái cây; cho ăn nhẹ như: cháo, súp hoặc sữa; hạ sốt bằng thuốc Paracetamol liều lượng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, lau nước ấm toàn thân khi sốt cao; theo dõi người bệnh nếu có bất kỳ dấu hiệu xuất huyết nào hoặc diễn biến nặng (sốt li bì, bứt rứt, vật vã, chân tay lạnh, đau bụng, nôn nhiều) cần đưa ngay đến bệnh viện.
6. Các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết:
a. Các biện pháp loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt bọ gậy, lăng quăng
– Đậy kín các chum, vại, bể…chứa nước không để cho muỗi vào đẻ trứng.
– Thả cá vào tất cả các vật dụng chứa nước để cá ăn bọ gậy.
– Cọ rửa, thay nước các đồ dùng chứa nước nhỏ (chum, vại, bể…) 1 tuần 1 lần.
– Bỏ muối vào chén nước kê chân chạn, giường, tủ, cho cát ẩm vào lọ hoa.
– Thu gom đồ phế thải quanh nhà như chai, lọ vỡ, vỏ dừa, lốp xe…Lật úp các vật thải có chứa nước.
b. Các biện pháp phòng tránh muỗi đốt:
– Mặc áo quần dài tay.
– Khi ngủ cần nằm trong màn kể cả ban ngày.
– Dùng rèm, mành tẩm hóa chất diệt muỗi che cửa.
– Diệt muỗi bằng hóa chất như phun thuốc, tẩm màn, thắp hương muỗi, dùng bình xịt diệt muỗi, bôi kem chống muỗi đốt…

05/04/2024
Ban tổ chức giao 01 giải nhất, 01 giải nhì, 01 giải ba cho mỗi nội dung thi. Qua 01 ngày tổ chức chấm điểm các hộ dân và tuyến đường tham gia hội thi, ban giám khảo thống nhất lựa chọn Nhà ông Phan Văn Nhị (tổ NDTQ số 62, ấp Đại Định) và tuyến đường lộ tổ 62 (ấp Đại Định) đề đăng ký dự thi cấp huyện. Kết quả Hội thi sẽ được công bố vinh danh và trao giải vào hoạt động chào mừng Ngày gia đình Việt Nam (28/6).
Qua tổ chức Hội thi ta thấy là một cách làm sáng tạo, hiệu quả, góp phần tạo cảnh quan môi trường ngày càng sáng, xanh, sạch đẹp; sự đoàn kết bởi sự vào cuộc của nhà nước và nhân dân cùng làm để nâng chất các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
03/04/2024
SÁNG NGỜI KHÍ TIẾT NGƯỜI CHIẾN SĨ CỘNG SẢN KIÊN TRUNG

24/03/2024
Sáng 24/3, UBND xã Hữu Định tổ chức Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân năm 2024. Chương trình nhằm thiết thực kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống ngành Thể dục thể thao, ngày Bác Hồ viết bài “Thể dục và sức khỏe” kêu gọi đồng bào tập thể dục (27/3/1946 - 27/3/2024), nhằm đẩy mạnh cuộc vận động toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại, phong trào khỏe để xây dựng đất nước.
18/03/2024
Bệnh Dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút Dại gây ra, bệnh lây truyền từ động vật sang người qua vết cắn, vết thương, vết cào, liếm của động vật (thường là chó, mèo).
Cho đến nay, bệnh Dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, người bị bệnh Dại gần như tử vong 100%. Bệnh Dại nguy hiểm nhưng đã có vắc xin phòng và người dân hoàn toàn có thể phòng tránh được bệnh Dại.
Để chủ động phòng chống bệnh Dại, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
Một là: Tiêm phòng đầy đủ cho chó, mèo nuôi và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y.
Hai là: Không thả rông chó, mèo; chó ra đường phải được đeo rọ mõm.
Ba là: Không đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo.
Bốn là: Khi bị chó, mèo cắn, cào cần:
– Rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng đặc liên tục trong 15 phút, nếu không có xà phòng thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch – đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh Dại khi bị chó, mèo cắn.
– Sau đó tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70%, cồn iod hoặc Povidone, Iodine.
– Hạn chế làm dập vết thương và không được băng kín vết thương.
– Đến ngay Trung tâm Y tế gấn nhất để được tư vấn và tiêm phòng Dại kịp thời. Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh Dại.
– Tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa, không nhờ thầy lang chữa bệnh Dại.