Site banner

Toàn Đảng, toàn dân học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Thứ hai, 28 Tháng 4, 2025 - 20:50

Trang tin mới

31/01/2024
Với những đóng góp của chị trong phong trào phụ nữ, hoạt động công tác Hội gắn với công tác an sinh xã hội, chị Lê Thị Kim Hoàng xứng đáng là chi hội trưởng tiêu biểu của Hội LHPN xã Hữu Định
27/01/2024
Chương trình Liên hoan Văn nghệ với 15 tiết mục do hơn 100 thành viên các câu lạc bộ và Nhà văn hóa biểu diễn. Với nội dung ca ngợi Đảng, Bác Hồ, tình yêu quê hương, đất nước, hình ảnh người Phụ nữ Việt Nam, truyền thống hào hùng của dân tộc, mừng xuân và thành tựu đổi mới của đất nước như: Ơn Bác, Tổ quốc gọi tên mình, Việt Nam ơi! Mùa xuân đến rồi, vẻ vang Phụ nữ Việt Nam, Đoản ca xuân ... Chương trình Liên hoan văn nghệ đã mang đến cho khán giả những tiết mục đặc sắc, được đầu tư dàn dựng khá công phu, kỹ lưỡng, có giá trị cao về chất lượng nghệ thuật với các thể loại đa dạng: đơn ca, song ca, đờn ca tài tử, múa dân vũ, thể dục dưỡng sinh.
25/01/2024
Tết Nguyên đán và mùa lễ hội sắp đến, nhu cầu tiêu thụ gia cầm có thể gia tăng và đồng thời các các hoạt động buôn bán gia cầm cũng sẽ gia tăng. Bên cạnh đó, thời tiết thay đổi thất thường cũng là cơ hội để virus cúm gia cầm phát triển mạnh. Do đó, nếu không kiểm soát chặt chẽ thì có thể tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm sang người. Áp dụng những phương pháp sau để phòng ngừa bệnh cúm gia cầm: - Không tiếp xúc với gia cầm nhiễm bệnh. - Không giết mổ gia cầm bị ốm, đã chết mà cần thông báo đến các cơ quan chức năng của địa phương. Trong trường hợp giết mổ thì cần chuẩn bị những trang bị phòng hộ như găng tay, khẩu trang. Đặc biệt lưu ý không tiếp xúc với lông, chất thải hoặc máu của gia cầm. - Không mua bán, vận chuyển gia cầm không rõ nguồn gốc. - Không nên sờ hay chạm vào gia cầm. Trong trường hợp đã sờ, chạm vào gia cầm thì nên rửa tay bằng xà phòng ngay sau đó, dù chưa biết gia cầm có bệnh hay không. - Đeo khẩu trang trong lúc dọn dẹp chuồng trại hoặc chăm sóc gia cầm. - Không nên tiêu thụ các loại thịt gia cầm không rõ nguồn gốc, xuất xứ. - Khi đã biết rõ nguồn gốc xuất xứ của gia cầm vẫn nên đảm bảo ăn chín uống sôi. Sau khi chế biến, cần vệ sinh sạch sẽ dụng cụ chế biến. - Không nên tiếp xúc với người nhiễm bệnh cúm gia cầm. Cần đeo khẩu trang và rửa tay sau khi tiếp xúc với người bệnh. Lưu ý không dùng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh.
25/01/2024
Bệnh cúm gia cầm lây sang người A(H5N1) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút cúm A(H5N1) gây ra. Bệnh lây qua đường hô hấp, qua tiếp xúc với vật dụng bị nhiễm mầm bệnh, tiếp xúc và sử dụng gia cầm bệnh, chết do nhiễm cúm A(H5N1). Bệnh cúm gia cầm lây sang người A(H5N1) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút cúm A(H5N1) gây ra. Bệnh lây qua đường hô hấp, qua tiếp xúc với vật dụng bị nhiễm mầm bệnh, tiếp xúc và sử dụng gia cầm bệnh, chết do nhiễm cúm A(H5N1), ăn thịt gia cầm, sản phẩm gia cầm chưa nấu chín kỹ. Bệnh có biểu hiện: sốt, ho, mệt mỏi, đau người, đau cơ, đau họng. Bệnh diễn biến nhanh và có thể dẫn đến tử vong, hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và chưa có vắc xin phòng bệnh cho người. Để chủ động phòng chống dịch, bệnh cúm A(H5N1) lây từ gia cầm sang người, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân thực hiện các biện pháp sau: - Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc. - Khi phát hiện gia cầm bệnh, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn. - Không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm bệnh, chết và không rõ nguồn gốc; đảm bảo ăn chín, uống sôi. - Khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.
25/01/2024
Rượu, bia là thức uống quen thuộc trong mỗi dịp tết đến xuân về, mặc dù chúng mang đến rất nhiều phiền toái cho sức khỏe và xã hội. Một chút rượu bia chúc Tết sẽ khiến tinh thần phấn chấn, đầu óc tỉnh táo hơn. Chúng cũng có tác dụng làm tăng nhịp tim và sức co bóp cơ tim, làm lưu thông máu nhịp nhàng hơn. Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều và không đúng cách sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe. Ngoài những bệnh điển hình do bia rượu gây ra như ngộ độc rượu cấp tính khi sử dụng quá nhiều rượu, viêm gan mạn tính, xơ gan, viêm tụy cấp ở những người uống rượu thường xuyên, rượu bia còn gây ra các vấn đề nghiêm trọng khác về sức khỏe như tăng nguy cơ ung thư miệng và thực quản, ung thư gan, ung thư đại tràng, làm giảm sức đề kháng của cơ thể, do đó rất dễ bị nhiễm trùng đặc biệt những người nghiện rượu dễ mắc lao phổi... Rượu là một chất tác động tâm thần mạnh, do đó sử dụng nhiều rượu bia có thể gây ra một số các rối loạn tâm thần như rối loạn lo âu, trầm cảm, hoang tưởng, làm gia tăng các ý tưởng tự sát hoặc xu hướng tấn công. Người nghiện rượu dễ bị kích động, thần trí không ổn định và trở nên bạo lực. Đã có những trường hợp giết người rất đau lòng chỉ vì sử dụng bia rượu dẫn tới không tự kiểm soát được hành vi. Theo bản tin của Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam, người điều khiển mô tô, xe máy có nồng độ cồn trong máu trên 0,05g/100ml (tương đương với uống 2 cốc bia) có nguy cơ gặp tai nạn giao thông cao gấp 40 lần so với người không sử dụng rượu, bia. Để hạn chế điều này, những điểm mới trong Bộ Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia có hiệu lực từ ngày 01/01/2020 đã quy định: + Cấm người điều khiển phương tiện giao thông uống rượu, bia trước và trong khi tham gia giao thông. + Cơ sở bán rượu, bia phải niêm yết thông báo không bán rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi. + Không được mở mới điểm bán rượu, bia trong bán kính 100m tính từ khuôn viên của cơ sở y tế và trường học. + Hướng dẫn các thành viên trong gia đình kỹ năng từ chối uống rượu, bia; thực hiện các biện pháp phòng, chống tác hại của rượu, bia. + Cấm quảng cáo rượu, bia trên TV và radio trong thời gian từ 18:00 đến 21:00 giờ hàng ngày, và trước, trong hoặc sau các chương trình dành cho thiếu nhi, trừ trường hợp quảng cáo có sẵn trong các chương trình thể thao mua bản quyền tiếp sóng trực tiếp từ nước ngoài và trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.
25/01/2024
Vào dịp Tết nguyên đán, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm tăng cao, để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng: - Chính quyền các cấp, cơ quan quản lý tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm về an toàn thực phẩm, ngăn chặn thực phẩm giả, kém chất lượng. - Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm, kiểm soát nguyên liệu để sản xuất, kinh doanh thực phẩm chất lượng, an toàn. - Người tiêu dùng chỉ mua và sử dụng thực phẩm rõ nguồn gốc, xuất xứ, thực hiện ăn chín uống sôi, không ăn gỏi sống, tiết canh lợn. Vì Tết Giáp Thìn An khang - Hạnh Phúc, hãy bảo đảm an toàn thực phẩm!
25/01/2024
3. Thủ đoạn của đối tượng phạm tội về ma túy và cách phòng, chống ma túy 3.1. Những thủ đoạn phổ biến của các đối tượng phạm tội về ma túy hiện nay Đối tượng thông qua các trang mạng xã hội Zalo, Facebook… để thực hiện hành vi mua bán trái phép chất ma túy hoặc dùng ma túy để khống chế người nghiện, người sử dụng, người chưa đủ 18 tuổi, người thân trong gia đình tham gia thực hiện hành vi vì lợi nhuận rất cao, thường xuyên thay đổi địa điểm liên tục và chọn nơi vắng vẻ để thực hiện giao dịch. Ngoài ra, đối tượng thường lợi dụng các cơ sở kinh doanh karaoke, cơ sở kinh doanh lưu trú…, để mua bán, sử dụng, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy; loại ma túy chủ yếu là thuốc lắc, ketamin, “nước vui”; với phương thức tụ tập thành nhóm, thuê phòng karaoke mở nhạc lớn hoặc tập trung tại các cơ sở kinh doanh lưu trú; thành phần, đối tượng đa dạng, có xu hướng trẻ hóa và ngày càng có nhiều đối tượng nữ tham gia. 3.2. Cách phòng, chống ma túy - Đối với gia đình: Các bậc cha mẹ cần thường xuyên quan tâm, giáo dục cho con em mình hiểu rõ về tác hại của ma túy, chú ý giúp đỡ, dìu dắt các em trong những lúc khó khăn, vướng mắc của cuộc sống; tạo môi trường gần gũi, thân thiện giữa cha mẹ và con cái; quan tâm, giám sát chặt chẽ giờ giấc học tập, vui chơi, quan hệ bạn bè của con; nên mềm mỏng nhưng cương quyết khuyên bảo con tránh xa bạn bè xấu. - Đối với các tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội: Thường xuyên phối hợp với lực lượng chức năng tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kỹ năng sống, giúp thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên và Nhân dân hiểu biết về tác hại của ma túy, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật; có biện pháp chủ động phòng ngừa, biết cách phát hiện sớm người thân có sử dụng chất ma túy. Tham gia các hoạt động cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng, đảm nhận việc giáo dục những người lầm lỗi liên quan đến ma túy, quản lý và giúp đỡ những người sau cai nghiện, tạo việc làm, ổn định cuộc sống để họ tái hòa nhập cộng đồng, không tái nghiện. - Đối với bản thân mỗi người, nhất là thanh thiếu niên cần xây dựng lối sống lành mạnh, không tham gia vào các tệ nạn xã hội, không sống buông thả, cương quyết không quan hệ qua lại với những đối tượng xấu; không thử, không sử dụng ma túy dù chỉ một lần. - Các tổ chức, gia đình và cá nhân cần thường xuyên phối hợp với cơ quan chức năng, tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy, kịp thời phát hiện, cung cấp thông tin về tội phạm và tệ nạn ma túy cho cơ quan Công an, nhằm góp phần làm trong sạch địa bàn, tiến tới xóa bỏ tệ nạn ma túy.
25/01/2024
Thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về việc tổ chức dây hụi 1. Chủ hụi phải thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về việc tổ chức dây hụi khi thuộc một trong các trường hợp sau: a) Tổ chức dây hụi có giá trị các phần hụi tại một kỳ mở hụi từ 100 triệu đồng trở lên; b) Tổ chức từ hai dây hụi trở lên. 2. Nội dung văn bản thông báo: a) Họ, tên, số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân hoặc số hộ chiếu, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của chủ hụi; b) Thời gian bắt đầu và kết thúc dây hụi; c) Tổng giá trị các phần họ tại kỳ mở hụi; d) Tổng số thành viên. 3. Trường hợp thông tin về dây hụi đã được thông báo theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này mà có sự thay đổi thì chủ hụi phải thông báo bổ sung bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về việc thay đổi đó. 4. Chủ hụi không thực hiện nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định pháp luật.
25/01/2024
Hiện nay, do lượng mưa giảm, nắng nóng kèm theo gió chướng mạnh. Khả năng xâm nhập mặn được dự báo là rất cao. Dự báo mùa khô năm 2023 - 2024 tình hình xâm nhập vào các cửa sông lớn trong tỉnh từ khoảng đầu năm 2024 và có thể xâm nhập mặn nhiều hơn trong những tháng tiếp theo của mùa khô năm 2024. Do đó, để có biện pháp phòng, chống đợt hạn mặn mùa khô năm 2023- 2024, Ủy ban nhân dân xã Hữu Định khuyến cáo các hộ sản xuất, kinh doanh, hộ nuôi trồng và toàn thể người dân trên địa bàn xã cần có biện pháp chủ động trữ nước ngọt từ thời điểm hiện tại và có kế hoạch sử dụng tiết kiệm nước khi mùa hạn mặn sắp diễn ra. Ủy ban nhân dân xã Hữu Định xin thông báo đến toàn thể người dân trên địa bàn xã được biết để chủ động trữ nước ngọt phòng chống hạn mặn./.
25/01/2024
- Để thuận lợi cho việc phối hợp giải quyết các vấn đề về an ninh, trật tự, thủ tục hành chính và các vấn đề có liên quan khác theo đúng chức năng, nhiệm vụ của lực lượng Công an xã. Nay Công an xã Hữu Định xin thông báo đến người dân trên địa bàn xã thông tin Cán bộ Công an xã chính quy phụ trách địa bàn cụ thể như sau: 1. Đồng chí Thượng úy Thái Văn Giang Em – Cảnh sát khu vực phụ trách ấp Phú Hữu, Hữu Nhơn (Số điện thoại liên hệ: 0342.226.566). 2. Đồng chí Thượng úy Nguyễn Thanh Tòng – Cảnh sát khu vực phụ trách ấp Hữu Thành (Số điện thoại liên hệ: 0971.828.818). 3. Đồng chí Trung tá Võ Thừa Lĩnh – Phó Trưởng Công an xã kiêm Cảnh sát khu vực phụ trách ấp Hữu Chiến, Đại Định (Số điện thoại liên hệ: 0947.663.879). Ngoài ra, mọi vấn đề kiến nghị, phản ánh về thái độ, tác phong làm việc của cán bộ, công an viên Công an xã Hữu Định và tố giác tội phạm liên hệ đồng chí Đại úy Huỳnh Trung Nam – Trưởng Công an xã (số điện thoại: 0918.467.498) để được giải quyết kịp thời./.